messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0342424734

[BÁN] Phân bón Urê, xuất xứ Việt Nam, 50kg/bao

Hotline: 0342424734

Cửa hàng: 432/31/2/29 Tô Ký, Khu Phố 5, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM

Giao hàng toàn quốc từ 1 - 3 ngày làm việc

Sản phẩm chính hãng

Chúng tôi cam kết 100% sản phẩm là chính hãng

Bảo hành chuyên nghiệp

Dịch vụ bảo hành tận nơi, chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo đến với khách hàng

Giá thành tốt nhất tại Việt Nam

Tự tin là nhà cung cấp sản phẩm với giá cả tốt nhất Việt Nam

MÔ TẢ

[BÁN] Phân bón Urê, xuất xứ Việt Nam, 50kg/bao

Phân ure là gì?

Phân ure là một trong những loại phân bón vô cơ được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay. Với tác dụng chính là cung cấp nguồn đạm cần thiết cho cây trồng, phân ure đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và trồng trọt.

Đặc điểm của phân ure:

  • Công thức hoá học: CO(NH2)2

  • Tinh thể màu trắng.

  • Dễ hoà tan trong nước, độ hòa tan trong nước: 1079 g/L (20°C), 1670 g/L (40°C), 2510 g/L (60°C) và 4000 g/L (80°C)

  • Khả năng hút ẩm mạnh.

  • Khối lượng mol: 60,056 g/mol.

  • Điểm nóng chảy của dung dịch Urea là: 40% ở 32oF;50% ở 62oF và 70% ở 135oF.

  • Tỷ trọng: 1.32 g/cm.

  • Độ PH: 7- 10.

Thành phần dinh dưỡng có trong phân ure

  • Hàm lượng Nito: > 46.3%.

  • Độ ẩm < 0.35%.

  • Hàm lượng Biurea < 1%.

Thành phần chính của ure là Nito, chiếm tỉ lệ khoảng 50%. Ure cũng chính là loại phân bón chứa hàm lượng Nito cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Quý khách hàng lưu ý tiêu chuẩn đảm bảo cho sự ổn định của quá trinh sinh trưởng cây trồng là hàm lượng Biurea không được vượt quá ngưỡng 1%. Nếu cao hơn, cây trồng dễ bị nhiễm độc, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng nông sản. 

Phân loại phân ure

Trên thị trường hiện nay có 2 loại phân ure chính là dạng viên trứng cá và hạt tròn. Thực chất cả 2 loại này đều có cùng bản chất, cùng hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng khác. 

Tuy nhiên, phân ure dạng viên được ưa chuộng hơn, sử dụng rộng rãi hơn bởi nó được cung cấp thêm thành phần hút ẩm. Nhờ đó, thời gian bảo quản kéo dài hơn, dễ dàng lưu kho.

Cách bón phân ure hiệu quả đối với cây trồng

  • Đối với phân ure, người ta thường bón thúc bởi tính dễ tan và khả năng thích nghi cao của nó. Tuy nhiên, do quá trình amoni hoá thường xảy ra trên mặt đất, người nông dân nên vùi phân vào trong đất thay vì rải đều trên bề mặt. 

  • Có thể pha loãng thành dung dịch để giúp phân thấm sâu hơn vào đất. 

  • Lựa chọn thời tiết mát mẻ để bón phân nhằm tăng tính hiệu quả mà ure mng lại. 

  • Giai đoạn thích hợp để bổ sung ure cho cây là giai đoạn thủ quả và giai đoạn đầu lúc cây đang sinh trưởng mạnh.

  • Tuyệt đối không sử dụng chung với vôi, việc kết hợp với vôi sẽ khiến đất bị rắn, các phản ứng hoá học đồng thời diễn ra khiến tác dụng của phân bị kìm hãm.

Ứng dụng của phân ure

 

  • Trong trồng trọt, nông nghiệp

Phân ure được sử dụng rộng rãi trên các loại hoa màu hiện nay. Tuy nhiên người trồng trọt cần chú ý và tìm hiểu kỹ về hàm lượng phân bón. Nếu thiếu hụt, cây sẽ không được cung cấp đầy đủ đạm cho quá tình sinh trưởng dẫn đến năng suất giảm. Nếu dư thừa, lượng nitrat quá lớn sẽ bị tích tụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người dùng. 

  • Trong chăn nuôi

Ngoài bón cho cây trồng thì phân ure còn được trộn vào thức năng của trâu bò. 

Đối với động vật nhai lại, trong dạ cỏ của nó có chứa loại vi sinh sống cộng sinh với vai trò giúp thúc đẩy quá trình phân giải xenlulozo, đồng thời phân giải đạm ure.
Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, loài vi sinh này sẽ phát triển mạnh và sẽ bị tiêu hoá khi đến dạ múi khế. Nhờ đó, trâu, bò sẽ được bổ sung thêm nguồn đạm cần thiết cho quá trình phát triển. 

  • Phân bón ure sinh học

Hiện nay, ure sinh học hay còn gọi là ure bio đã có mặt trên thị trường. Tác dụng chính là của loại này chính là giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, chống lại sâu bệnh hại, tăng năng suất cây trồng. 

  • Ứng dụng phân urê trong xử lí khí thải

Dung dịch CO(NH2)2 được phun vào lò đốt ở dạng sương với vai trò là tác nhân khử giúp xử lí khí thải. Đây là giải pháp an toàn, tiết kiệm chi phí và cực kì đơn giản. 

 

  • Nuôi cấy vi sinh, xử lí nước thải

Một trong những phương pháp xử lí nước thải tối ưu nhất hiện nay đó chính là xử lí sinh học, nuôi cấy vi sinh. Những vi sinh vật được nuôi cấy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lí các chất hữu cơ trong nước thải. Và tất nhiên, phân ure chính là nguồn cung cấp đạm dồi dào để nuôi cấy và phát triển hệ thống vi sinh này. 

Tác dụng của phân ure đối với cây trồng

Để cây trồng phát triển ổn định, năng suất cao, chúng cần được bón đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Một trong những chất quan trọng bậc nhất, không thể thiếu đối với hầu hết cây trồng đó là đạm. Phân ure chính là loại phân bón cung cấp lượng đạm cần thiết này. 

Vai trò của phân ure hay vai trò của đạm là gì?

  • Đạm là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ, góp phần cấu tạo diệp lục, nguyên sinh chất, protein. 

  • Bón đạm hay bón phân ure giúp thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của cây. Giúp cây ra nhiều nhánh, mau phân cành, ra lá nhiều, lá to, đẩy mạnh khả năng quang hợp cho cây. Nhờ đó, năng suất sẽ được cải thiện đáng kể. 

  • Cải thiện chất lượng và hàm lượng protein trong các hạt ngũ cốc. Nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại rau xanh hay cỏ khô để làm thức năng cho gia súc. 

  • Khả năng thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau, phù hợp với hầu hết các loại cây trồng.

Tác dụng của phân ure trong xử lí nước thải

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, sử dụng phân ure để nuôi cấy vi sinh vật là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong vấn đề xử lí nước thải. Đây cũng là sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Nó hội tụ đủ 2 yếu tố then chốt là chi phí đầu tư phấp và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đây là phương án xử lí nước thải thân thiện với môi trường số 1 hiện nay.

Như chúng ta đã biết, nguồn thức ăn mà các loài vi sinh dễ hấp thụ nhất đó chính là NH4 và NH3. Đây chính là 2 thành phần cơ bản của ure, cực kì dễ mua, dễ bổ sung. Trong quá trình này, ure sẽ bị enzyme ureaza phân giải, sau đó giải phóng thành CO2 và NH3. Phân NH3 sẽ được vi sinh vật hấp thụ và sử dụng. 

NH2 - CO - NH2 + H2O ⇒ 2NH3 + CO2

Tuy nhiên, để áp dụng thành công hình thức xử lí nước thải này, doanh nghiệp cần tính toán chính xác lượng Nito cần cung cấp hay nói cách khác chính là liều lượng ure sử dụng. 

Theo đó, liều lượng ure sử dụng hằng ngày sẽ bằng 1/1000 tải lượng BOC/ngày.

Liều lượng ure cung cấp cho hệ thống nuôi cấy vi sinh - tải lượng BOD(kg/ngày) / 1000.

(BOD là Biological Oxygen Demand:  đây là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ).

Lưu ý khi sử dụng phân ure

  • Khi dùng để bón cây, hàm lượng ure không được quá nhiều cũng không được quá ít. Nếu nhiều sẽ tích tụ độc tốc, nếu ít sẽ khiến năng suất cây trồng sụt giảm. 

  • Khi trộn vào thức ăn chăn nuôi, chỉ sử dụng khi gia súc đã phát triển hoàn chỉnh cơ quan tiêu hoá. Nếu không ure sẽ gây ngộ độc. 

  • Tuyệt đối không pha ure vào nước cho gia súc uống. 

  • Trong vấn đề nuôi cấy vi sinh, xử lý nước thải, hàm lượng ure cho vào phải đảm bảo rằng lượng Nito được cung cấp thoả mãn tỉ lệ: BOD:N:P = 100:5:1

Bảo quản phân ure

- Để đảm bảo thời gian bảo quản lâu dài, không ảnh hưởng đến chất lượng của phân, ure phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm, đậy kín, tránh ánh năng mặt trời. 

- Cách thức đóng gói: Đóng trong bao hai lớp, trong PE, ngoài PP.

Mua phân ure ở đâu đảm bảo chất lượng, uy tín?

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN